Đến hẹn lại lên, người người nô nức “hẹn hò” nhau trên những cung đường, có lẽ leo núi luôn là cung đường hấp dẫn, dành cho những người can đảm và ý chí bền bỉ.
Tà Năng - Phan Dũng là hai xã nối liền kề, thuộc hai tỉnh lị: Tà Năng (Đức Trọng - Lâm Đồng) và Phan Dũng (Tuy Phong - Bình Thuận). Chỉ cách vỏn vẹn 18km theo đường chim bay, nhưng hành trình của đoàn leo núi đi trong ba ngày. Bởi vì một lẽ, đi leo núi là một dạng kỹ năng sinh tồn, ở chuyến đi này cần những có đam mê và yêu thích “gian khổ”, không sợ bẩn, không sợ thử thách.
Cách trung tâm thành phố Sài Gòn gần 5h tiếng nằm trên ô tô, đến bến xe Lê Hồng Phong cả đoàn lựa chọn chuyến xe lúc nửa đêm, giá vé 225.000 đồng. Đi vào thời gian này sẽ tiết kiệm thời gian cho những bạn đang đi làm, và sắp xếp rất hợp lý. Xuống xe gần 5h sáng, ở ngã ba Tà Hine, rẽ vào đường đèo Lương Sơn - Đại Ninh, khoảng 17km là con đường ven hồ thủy điện Đại Ninh. Tại chợ Đà Loan mọi người ăn sáng, mua thêm nhu phẩm thức uống cho chuyến hành trình vượt núi, những con đường trơn như mỡ, vết bánh xe chở gỗ như những dấu chân người khổng lồ tạo nên những ấn tượng khó thể nào quên được, đang chờ đón phi đội thám hiểm.
Từ chợ Đà Loan tiếp tục di chuyển đến xã Tà Năng hết 14km, đoàn hỏi người dân điểm Toa Cát, Đạ Quyn. Vì tâm lý thoải mái nên mọi người rất hồ hởi cho những thử thách sắp tới. Lưu ý từ ngã ba Tà Hine - Đà Loan - Tà Năng, ở các địa điểm này các bạn phải thuê xe máy hoặc taxi để di chuyển. Những chuyến đi không có sự sắp đặt, đoàn được trải nghiệm đi nhờ máy cày của người dân vào rừng làm rẫy. Cảm giác lắc lư trên “cục sắt di động” thật thú vị.
Những điều đặc biệt và lưu ý của chuyến đi:
1. Là cuộc hành trình đường biển của hai tỉnh, bạn sẽ được cảm nhận nét đẹp hoang dã, ở phía bìa rừng có rẫy để người dân phát nương ngô, nương lúa.
2. Nếu đi xe ô tô từ Sài Gòn, buộc lòng bạn phải tiếp tục thuê xe (tùy vào số lượng người trong đoàn) từ Ngã Ba Tà Hine đến Tà Năng chi phí hết 800.000 đồng.
3. Chặng đường từ Phan Dũng về Sài Gòn, thuê xe ra thị trấn Liên Hương (Tuy Phong, Bình Thuận) khoảng 30km để bắt xe khách.
4. Trên đỉnh núi cao cao, luôn là những cánh đồng vạt cỏ xanh, không có cây cối cổ thụ, do thời chiến tranh bị rải thuốc diệt cỏ. Dễ mất sức khi leo giữa thời tiết nắng nóng, cần lưu ý về trang phục và thực phẩm để giữ sức khỏe.
5. Có thể offroad, băng rừng bằng xe máy, việc đi xe máy với địa hình dốc núi lởm chởm, bắt buộc bạn phải có những kĩ năng xử lý xe và “cái đầu lạnh”. Và giải pháp ở số đông của các đoàn, mọi người lựa chọn bằng việc đi bộ dẻo chân dẻo tay và an toàn hơn.
6. Nên dùng nước suối ở dòng chảy, trường hợp bất khả kháng mới sử dụng nước ở vũng. ở nguồn nước vũng rãnh thường có kí sinh vật sống, nên xử lý trước khi uống.
7. Thời tiết về đêm sương lạnh, thoáng gió nên mang áo ấm, lều trại và dụng cụ y tế đầy đủ.
8. Khi gặp Thợ Rừng và Kiểm Lâm cần có thái độ hòa nhã, xin phép đi khám phá du lịch và trình giấy tờ tùy thân để tránh gặp bất trắc.
Thông Tin Đà Lạt