Quảng cáo trong nội dung văn bản

Sự tích Hồ Than Thở - Thiên tình sử bi thương không kém phần li kì

Hồ Than Thở nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về phía đông, theo trục đường Quang Trung – Hồ Xuân Hương.mĐến thăm nơi đây, du khách sẽ được nghe kể về những chuyện tình cảm động đã mượn nước hồ để giữ mãi mối tình chung thủy.


Từ lâu, tên hồ Than Thở đã trở nên nổi tiếng với 2 câu thơ:

“Đà Lạt có thác Cam Ly
Có hồ Than Thở người đi sao đành”

Tên hồ đã có trên 200 năm , kể từ khi người Việt đặt chân lên miền sơn cước này. Thưở ban sơ , hồ than thở chỉ là một hồ nhỏ . Khi người Pháp đến đây phát triển thành phố Đà Lạt , họ cho xây đập chặn nước tạo thành hồ tích nước và đặt tên là Lac des Soupirs . Sau sắc lệnh số 143/NV ngày 22-10-1956 , hồ này được trở lại tên cũ là hồ Than Thở , ngoài ra hồ còn có tên gọi Sương Mai , do buổi sáng sương phủ kín mặt hồ tạo nên cảnh thơ mộng đầy huyền ảo . Nhưng người dân Đà Lạt và du khách vẫn quen gọi là hồ Than Thở gắn liền với bao truyền thuyết bí ẩn .Hồ Than Thở nằm trên đồi cao , giữa rừng thông bát ngát , cảnh vật nơi đây im vắng .Mặt hồ phẳng lặng , tiếng gió reo vi vu qua rặng thông như nức nở khóc thương cho những cuộc tình tan vỡ , mà những câu chuyện của họ kết thành truyền thuyết còn lưu lại đến ngày nay .


Có truyền thuyết kể rằng :”Bên hồ nước xanh biếc giữa núi rừng Lang Bian , chiều chiều có đôi tình nhân Hoàng Tùng và Mai Nương chờ ngày nên duyên . Họ là người Việt ở miền đồng bằng theo cha mẹ lên đây lập nghiệp và gặp nhau quyến luyến như trầu cau giũa miến sơn quốc này .
Năm 1879 , vua Quang Trung từ Huế kéo quân ra bắc đánh đuổi quân xâm lược nhà Mãn Thanh . Dịp này , nhiều nghĩa sĩ khắp nơi từ đồng bằng đến miền sơn cước , từ trấn Gia Định đến đất Thuận Hóa đều tong quân tham gia đánh giặc , bảo vệ bờ cõi đất nước . Nơi vùng rừng núi Lang Bian của sơn quốc này , chàng Hoàng Tùng cũng chia tay nàng Mai Nương để đầu quân theo tiếng gọi của núi song .

Nơi quê nhà Mai Nương ngày đêm trông ngóng bóng dáng người yêu trở về . Người không về nhưng tin buồn lại đến : Hoàng Tùng hy sinh nơi chiến trường . Lòng đau đớn đến tuyệt vọng , nàng đã trầm mình trong lòng nước xanh , quyết chết theo chàng để giữ vẹn tình chung . Xác nàng được chôn cất cạnh hồ . Mấy tháng sau Hoàng Tùng thắng trận trở về . cảnh cũ còn đây nhưng người yêu đã mất , chàng đau khổ đến tận cùng nên gieo mình xuống hồ nước chết theo nàng Mai Nương để minh chứng cho lòng chung thủy sắt son .


Cách Hồ Than Thở một con đường là đồi thông làm nơi yên nghỉ của nhiều người , cũng là nơi ghi dấu một thiên tình sử bi thương : “ Tâm người gốc Vĩnh Long , là học viên trường Võ Bị Đà Lạt đem lòng yêu thương cô giáo Lê Thị Thảo người Đà Lạt . Mỗi ngày từ bãi tập về ,Tâm thường ghé vào ngôi nhà nhỏ cạnh hồ Than Thở và đặt một lá thư tỏ tình dưới mái tranh . Buổi chiều đi dạy về , Thảo mở thưcủa chàng ra xem và đặt thư hồi âm của nàng vào chỗ cũ . Nàng nhận lời chàng , hai người yêu nhau tha thiết . Bên bờ hồ Than Thở , hò hẹn ngày kết duyên trầu cau .

Gia đình Tâm biết chuyện tình con trẻ đành ngăn cấm . Tâm ra lính , nàng ở lại quê nhà chờ ngày Tâm trở về nên duyên . vào một ngày kia , nàng nhận được tin báo chàng đã tử trận. Quá đau lòng cho duyên phận mình , Thảo ra bờ hồ nơi hai người vẫn thường hẹn hò khóc thương cho mối tình đầu đã sớm chia ly , rồi nàng gieo mình xuống hồ nước để giữ trọn lời thề với người mình yêu.

Cuộc đòi lắm mưu toan với kịch bản do con người dàn dựng , tâm từ chiến trường trở về đi tìm người yêu và nhận được hung tin , nàng vì mình mà đã chết . Không còn gì đau đớn bằng , Tâm vội trở về đơn vị .Sau đó , chàng cũng đã hy sinh trong một trận chiến khốc liệt . Biết tâm nguyện chung thủy của chàng với người yêu , người ta đem xác chàng chôn cạnh mộ nàng như lời xưa hẹn ước .Ít lâu sau , gia đình Tâm cải tang mộ chàng về quê cũ , bỏ lại mộ nàng đơn côi dưới rặng thông oán than mỗi khi chiều về “ . Hiện nay ,du khách đến tham quan hồ Than Thở thường tìm đến viếng mộ cô Thảo , gởi chút hương hoa cho người con gái bạc mệnh như một sự chia sẻ chân thành cho mối tình tan thương ấy .

Từ đó, mỗi buổi hoàng hôn ngàn thông reo vi vu như khúc nguyện cầu gởi người đã khuất , như lời thở than thương cho mối tình hợp tan .
“ Hồn thiêng em hãy đợi chờ
Mặt hồ than thở bây giờ là đây “

Hiện nay , ngay cạnh mộ phần của cô giáo Lê Thị Thảo có ngôi miếu nhỏ đặt bài vị thờ và tấm bia ghi ngày mất của cô Thảo: 15-3-1956 . Bên trong miếu có khắc bài thơ như lời điếu văn thương tiếc nàng:
“ Nước biếc non xanh dù biến đổi
Mối tình chung thủy Thảo trong Tâm .
Chiều chưa xuống mà nắng vàng đã vội tắt ,
Đêm chưa về cỏ đã đẫm sương .
Cả núi rừng ngấn lệ tiếc thương
Cho mối tình ngang trái của
Đôi uyên ương không thành"

Thông Tin Đà Lạt